Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2015

Nhạc lý cơ bản: Bài 9 - GAM - GIỌNG

Hình ảnh
Gam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm) I – II – III – IV – V – VI – VII – (I ) I.GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG 1.Gam trưởng: Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: Ví dụ gam Đô trưởng: Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I) Trong gam Đô trưởng, âm chủ là Đô 2.Giọng trưởng: Các bậc âm trong gam trưởng dùng để xây dựng giai điệu một bài hát, một bản nhạc thì được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ. Ví dụ bài Thật là hay của Hoàng Lân, được xây dựng trên công thức gam trưởng, gồm các âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. II.GAM THỨ - GIỌNG THỨ: 1.Gam thứ: Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung như sau: Ví dụ: Gam La thứ: Đoạn bài hát sau được viết ở gam La thứ:

Nhạc lý cơ bản: Bài 8 - DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU KHUNG THAY ĐỔI

Hình ảnh

Nhạc lý cơ bản: Bài 7 - CUNG, QUÃNG

Hình ảnh
1.Cung: Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:

Nhạc lý cơ bản: Bài 6 - DẤU NỐI, DẤU LUYẾN DẤU CHẤM DÔI, DẤU CHẤM NGÂN

Hình ảnh
Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh. 1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau. 2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến. 3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.

Nhạc lý cơ bản: Bài 5–NHỊP, PHÁCH.

Hình ảnh
SỐ CHỈ NHỊP Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp) Số chỉ nhịp trông giống như một phân số -Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp. -Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào) *Một số loại nhịp thông dụng : NHỊP LẤY ĐÀ Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn) Ví dụ:  Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen; Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen; Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn; ... Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.

Nhạc lý cơ bản: Bài 4 - Dấu hóa

Hình ảnh
Dấu hóa Trong các bản nhạc, đôi lúc nhạc sĩ sáng tác muốn quy định luôn khi gặp nốt có tên đó thì sẽ thăng (hoặc giáng) luôn hết bản nhạc. Do đó người ta đặt dấu hóa đầu dòng để quy định luôn việc này. Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Lấy vd: nếu dấu hóa đầu dòng là dấu # ở nốt Fa thì khi đánh trong bản nhạc những nốt nào có tên là Fa (không phân biệt là thuộc khoảng bát độ nào) thì sẽ là Fa #. Tuy nhiên, không phải muốn đặt dấu # của nốt nào cũng đều được mà bạn phải đặt theo thứ tự. Và từng cách đặt dấu hóa sẽ có cách gọi tên riêng. ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:

Nhạc lý cơ bản: Bài 3 - CÁCH GHI NỐT NHẠC, VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC.

Hình ảnh
Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau: 1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc: -Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải. -Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái. 2.Cách ghi đuôi nốt có dấu móc: Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải: 3.Cách ghi nhạc ở bài hát một bè: -Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. -Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý. -Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. 4.Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo)

Nhạc lý cơ bản: Bài 2 - HÌNH NỐT NHẠC, DẤU LẶNG

Hình ảnh
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc: Có 7 loại hình nốt nhạc sau:

Nhạc lý cơ bản: Bài 1 - ÂM THANH

Hình ảnh
ÂM THANH LÀ GÌ? Âm Thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai chúng ta nghe được. Nói cách khác,âm thanh là một trong những hiện tượng vật lý được tạo ra do chấn động.Vật gây ra chấn động tạo ra âm thanh

[Organ] Nên mua loại đàn nào cho trẻ mới học ?

Hình ảnh
Trên thị trường đàn Organ hiện nay có nhiều thương hiệu như, Korg, Kawai, Casio, Yamaha, Roland.... Mỗi thương hiệu có những thế mạnh riêng và có mục tiêu kinh doanh riêng. Với trẻ em và những người mới tập đàn, thương hiệu mà họ chọn mua nhiều nhất là Yamaha và Casio. Với những nhạc công có kinh nghiệm và muốn chọn cây đàn thứ 2, thương hiệu mà họ chọn mua nhiều nhất là Yamaha và Roland . Đàn Organ Korg do chưa phổ biến trên thị trường nhạc cụ Việt Nam nên chỉ những ai thực sự yêu thích mới chọn dòng đàn này. 

Các lưu ý khi mới tập Organ

Hình ảnh
Khi các bạn hay các em nhỏ chơi đàn cần lưu ý : Cần đúng tư thế khi chơi đàn từ chân, bàn tay, ngón tay, ngón bấm phải đúng như chỉ dẫn của người giáo viên, không làm tuỳ tiện  Tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh 

Tập đàn organ bao lâu thì chơi được?

Hình ảnh
Có bạn hỏi: Mình năm nay 20 tuổi, mình muốn tập đàn organ có muộn không? tập chơi organ có khó không? và người mới bắt đầu học thì sau bao lâu là có thể chơi được? Mình xin trả lời bạn như sau:   Bên cạnh chiếc Piano (Vua của các loại nhạc cụ) - đàn organ cũng chiếm 1 vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần và âm nhạc của mọi người với lợi thế giá thành rẻ hơn, dễ tập, dễ di chuyển và phổ biến hơn nên đàn Organ được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Việc mua cho mình 1 cây đàn Organ hiện nay không khó nhưng mua đàn rồi thì tập bao lâu thì chơi được là câu hỏi của đa số những người mới tập đàn (nhất là các bậc phụ huynh đang tìm nhạc cụ phù hợp với con yêu) 

Dạy Piano, organ tại nhà

Hình ảnh
Mình chuyên dạy Piano, Organ cho mọi lứa tuổi tại Hà Nội, Chương trình dạy cho học viên từ cơ bản đến nâng tùy theo yêu cầu và trình độ của học viên Giúp học sinh nắm được những kĩ năng và cách chơi đàn từ những bước cơ bản nhất đến cách chơi đàn độc đáo, từ những bài piano đơn giản đến phức tạp và phổ biến hiện nay. Luyện cho học sinh chơi những bản nhạc piano nổi tiếng, xuất sắc của những nghệ sĩ tên tuổi trên thế giới. Chương trình học đa dạng: Classic & modern, giúp học viên đàn được những bản nhạc mà mình yêu thích. Đảm bảo trình độ của học viên khi hoàn thành khóa học. FACEBOOK:  https://www.facebook.com/dayorganpiano Mọi chi tiết xin liên hệ: 01663597140    

Chuẩn bị cho bé trước khi quyết định học Piano

Hình ảnh
Nếu bạn đã, đang và sẽ có dự định cho bé học đàn piano thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị những gì? Bài viết sau chúng ta cùng nhau gạch ra những lưu ý cho bé có khởi đầu hoàn hảo. 1. Mua 1 cây  đàn piano  Nếu không có một cây đàn piano ở nhà, bé không thể thực hành các bài học và sẽ không có được sự tiến bộ như bạn mong muốn. Ngươc lại, khi bạn có một cây đàn piano, bạn sẽ không lo làm đứt đoạn những bài học đàn piano của bé. Lý tưởng nhất là bạn hãy mua một cây đàn piano acoustic chất lượng tốt, nhưng nếu bạn đang sống tại một căn hộ hoặc một ngôi nhà diện tích nhỏ, bạn cũng có thể mua một cây đàn piano điện (digital piano). Cây đàn piano cơ có những đặc điềm tuyệt vời mà cây đàn piano điện không có. “Cảm ứng” sẽ được phát triển tốt hơn khi bạn chọn đúng cây đàn piano cho bé học và cho bé thực hành trên một cây đàn piano cơ sẽ mang lại nhiều cảm hứng hơn so với trên một cây đàn piano điện. Nhưng nếu bạn c

Đôi nét về đàn Piano

Hình ảnh
Ông Hoàng (hay Bà Hoàng) của các loại nhạc cụ       Đàn piano không ngừng được hòan chỉnh trong suốt thế kỷ 18 ở châu Âu. Việc thay cái búa gỗ bọc nỉ cứng gõ vào dây đàn thay cho cái móng gảy vào dây đàn được xem như một cuộc cách mạng. Cùng thời đó lại là thời của những “người khổng lồ” của âm nhạc Châu Âu: J.S.Bach (1685-1750). W.A. Mozart (1756-1791) và L.V.Beethoven (1770-1827), đàn piano đã được phát triển rực rỡ cùng với sự hình thành của “Giai đoạn Âm Nhạc Cổ Điển” và sau đó là “ Âm Nhạc Lãng Mạn” của Châu Âu, điển hình là F. Chopin (1810-1849)                                                   J.S. Bach (1685-1750)                                                W.A. Mozart (1756-1791)                               L.V. Beethoven (1770-1827)                 F. Chopin (1810-1849)