Bài đăng

HƯỚNG DẪN BÀI LUYỆN NGÓN PIANO DỄ HỌC NHẤT

Hình ảnh
Đối với mỗi người đam mê âm nhạc, việc bắt đầu chơi 1 loại nhạc cụ nào đó, vấn đề luyện ngón là rất quan trọng, nhất là đối với đàn Piano. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các  bạn các bài luyện ngón piano dễ học nhất, cơ bản dành cho người mới bắt đầu chơi đàn. Những bài luyện ngón piano sẽ giúp tay bạn trở nên linh động hơn trong việc sử dụng đàn. Bàn tay nhanh nhẹn hơn sẽ giúp các bạn không còn khó khăn khi bắt tay vào tập các bản nhạc mà mình yêu thích. Hướng dẫn bài luyện ngón piano dễ học nhất Tầm quan trọng của các bài luyện ngón piano Có nhiều bạn rất hay thắc mắc về vấn đề làm sao để đánh đàn được thật nhanh và chạy ngón thật hay, thì câu trả lời là: phải luyện ngón nhiều chứ sao nữa! Với bất kỳ một lớp dạy Piano nào cũng có các bài luyện ngón piano dành cho học viên bởi nó là một phần không thể thiếu khi theo học Piano. Luyện ngón thuần thục sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp các ngón tay

Nhạc lý cơ bản: Bài 9 - GAM - GIỌNG

Hình ảnh
Gam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm) I – II – III – IV – V – VI – VII – (I ) I.GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG 1.Gam trưởng: Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: Ví dụ gam Đô trưởng: Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I) Trong gam Đô trưởng, âm chủ là Đô 2.Giọng trưởng: Các bậc âm trong gam trưởng dùng để xây dựng giai điệu một bài hát, một bản nhạc thì được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ. Ví dụ bài Thật là hay của Hoàng Lân, được xây dựng trên công thức gam trưởng, gồm các âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. II.GAM THỨ - GIỌNG THỨ: 1.Gam thứ: Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung như sau: Ví dụ: Gam La thứ: Đoạn bài hát sau được viết ở gam La thứ:

Nhạc lý cơ bản: Bài 8 - DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU KHUNG THAY ĐỔI

Hình ảnh

Nhạc lý cơ bản: Bài 7 - CUNG, QUÃNG

Hình ảnh
1.Cung: Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:

Nhạc lý cơ bản: Bài 6 - DẤU NỐI, DẤU LUYẾN DẤU CHẤM DÔI, DẤU CHẤM NGÂN

Hình ảnh
Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh. 1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau. 2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến. 3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.

Nhạc lý cơ bản: Bài 5–NHỊP, PHÁCH.

Hình ảnh
SỐ CHỈ NHỊP Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp) Số chỉ nhịp trông giống như một phân số -Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp. -Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào) *Một số loại nhịp thông dụng : NHỊP LẤY ĐÀ Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn) Ví dụ:  Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen; Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen; Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn; ... Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.

Nhạc lý cơ bản: Bài 4 - Dấu hóa

Hình ảnh
Dấu hóa Trong các bản nhạc, đôi lúc nhạc sĩ sáng tác muốn quy định luôn khi gặp nốt có tên đó thì sẽ thăng (hoặc giáng) luôn hết bản nhạc. Do đó người ta đặt dấu hóa đầu dòng để quy định luôn việc này. Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Lấy vd: nếu dấu hóa đầu dòng là dấu # ở nốt Fa thì khi đánh trong bản nhạc những nốt nào có tên là Fa (không phân biệt là thuộc khoảng bát độ nào) thì sẽ là Fa #. Tuy nhiên, không phải muốn đặt dấu # của nốt nào cũng đều được mà bạn phải đặt theo thứ tự. Và từng cách đặt dấu hóa sẽ có cách gọi tên riêng. ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau: